Thứ Hai, 15 tháng 9, 2014

Ngoài sức tưởng tượng: Dân góp tiền làm đường, chính quyền xã phá


(ĐSPL) - PV báo Đời sống và Pháp luật vừa nhận được thông tin của một số hộ dân tại khu tiểu thủ công nghiệp Bến Dốc, thôn Hữu Lê, xã Hữu Hòa, Thanh Trì, Hà Nội phản ánh về một vụ việc chưa từng có tiền lệ.
Theo đó, hơn 160m đường bê tông được người dân tự bỏ tiền xây dựng khang trang để phục vụ việc đi lại và kinh doanh đã bị chính quyền cho xe ủi "xóa sổ". Lý do được đưa ra cũng vô cùng đơn giản, chỉ bởi các hộ dân này không xin phép UBND xã trước khi làm đường?!

Cưỡng chế phá bỏ vì... "không xin phép"?
Nhận được tin tức phản ánh của người dân, PV báo Đời sống và Pháp luật đã tìm về thôn Hữu Lê để tìm hiểu sự việc. Theo quan sát, con đường dài 160m, nối từ khu tiểu thủ công nghiệp Bến Dốc đến tuyến đường trục chính của xã đã bị xới tung, với hàng khối bê tông để ngổn ngang, trơ lại một đoạn đường đất nhấp nhô đầy bùn đất. Đây là con đường cụt, nơi dẫn vào một khu dân cư đông đúc cùng với hàng chục nhà máy sản xuất bao bì, khung cửa, sắt thép... Trải qua thời gian, do không được tu bổ thường xuyên nên con đường ngày càng lầy lội.



Những mảng bê tông nằm ngổn ngang tại hiện trường.


Từ thực tế đó, trước dịp Tết Nguyên đán 2014, các hộ dân tại đây cùng với các doanh nghiệp đã góp số tiền lên đến 200 triệu đồng để kiên cố hóa con đường bằng việc đổ bê tông, mục đích là để phục vụ đời sống dân sinh, sau là tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất. Sau khi bàn thảo, các hộ dân và doanh nghiệp nơi đây đã đem ý tưởng xây dựng con đường trao đổi với lãnh đạo thôn Hữu Lê và các hộ dân và nhận được sự đồng thuận.

"Chúng tôi nghĩ đơn giản rằng, Nhà nước đang khuyến khích xây dựng nông thôn mới, hiện đại hóa đường làng ngõ xóm nên đóng góp tiền xây dựng. Nghĩ đơn giản là thời gian giáp Tết, không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nên tranh thủ thời điểm Tết là tiến hành", một người dân cho biết.
Tuy nhiên, ngày 29/8/2014, UBND xã Hữu Hòa đã huy động máy ủi đến phá con đường bê tông nói trên.

Phạt tiền người tham gia làm đường(!)
PV báo Đời sống và Pháp luật đã có cuộc làm việc với ông Đào Bá Nguyên, Phó Chủ tịch xã Hữu Hòa để tìm hiểu vụ việc. Theo ông Nguyên, các hộ dân và doanh nghiệp làm đường bê tông có báo với trưởng thôn nhưng không báo với chính quyền xã. Xã chưa cấp phép nên hành vi trên là vi phạm pháp luật. Do đó, xã buộc phải tiến hành cưỡng chế. Việc cưỡng chế trên của xã không phải một mình xã quyết mà có sự chỉ đạo của Đảng ủy huyện Thanh Trì, UBND huyện Thanh Trì.
Cũng theo hồ sơ vụ việc mà chúng tôi tiếp cận được, để tiến hành cưỡng chế và phạt hành chính đối với các hộ dân và doanh nghiệp tham gia góp tiền làm đường thì UBND xã đã căn cứ vào luật Xây dựng năm 2003; Nghị định số 180/2007/NĐ- CP ngày 7/12/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị và căn cứ Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng kinh doanh bất động sản, khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, quản lý phát triển nhà và công sở...
Về vấn đề này, luật sư Nguyễn Duy Hùng, đoàn Luật sư Hà Nội cho rằng, việc áp dụng theo tính chất vụ việc tương tự như trên của chính quyền địa phương là cứng nhắc và không thực sự thuyết phục. Trong trường hợp trên, nếu xử lý mạnh thì các hộ dân trên chỉ bị phạt về hành vi xây dựng trái phép chứ việc tháo dỡ công trình là ngoài sức tưởng tượng.
Trước hết, 200 triệu đồng dân tự đóng góp là cả công sức mồ hôi nước mắt của dân cần được tôn trọng. Thứ hai, đường này đã có từ năm 1990 và được sử dụng lâu dài, vì thế việc tôn tạo đường ngõ vào khu dân cư như trên là làm cho đường sạch hơn, đẹp hơn chứ không phải là hành vi xây dựng trái phép trên đất công, lấn chiếm mà buộc phải tiến hành cưỡng chế tháo dỡ. Hơn nữa, trong luật cũng không có quy định nếu công trình xây dựng chưa được cấp phép là buộc phải tháo dỡ mà tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Chính quyền xử lý như trên là cứng nhắc.
Vụ hỏa hoạn và ước muốn có một con đường
Cách đây hai năm, một vụ hỏa hoạn lớn đã xảy ra tại xưởng chế biến, sản xuất bao bì, thùng cát tông ở khu dân cư này. Đám cháy bùng lên, thiêu rụi toàn bộ khu nhà xưởng, thiệt hại hàng chục tỉ đồng nhưng xe cứu hỏa rất khó khăn để tiếp cận được. Cũng do con đường quá hẹp và lầy lội, xe cứu hỏa phải mất nhiều thời gian mới tiếp cận được đám cháy.

T.P - A.Đ

Thứ Ba, 2 tháng 9, 2014

Phùng Quán tìm thăm Nguyễn Hữu Đang



nguồn :diendan. org
Dưới đầu đề NHỮNG NGÀY CUỐI NĂM, TÌM THĂM NGƯỜI DỰNG LỄ ĐÀI TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP, bài này được nhà văn PHÙNG QUÁN viết cách đây đúng một năm. Tác giả đã gửi ngay cho tuần báo VĂN NGHỆ, nhưng cho đến nay vẫn chưa thấy đăng.

DIỄN ĐÀN công bố tài liệu này, trước hết vì giá trị văn học của một bài ký thống thiết. Đó cũng là một chứng từ lịch sử quan trọng về ngày Tuyên ngôn Độc Lập 2.9.1945.

Tài liệu này còn mang một ý nghĩa sâu sắc: Nguyễn Hữu Đang (sinh năm 1912) được coi là người đứng đầu phong trào NHÂN VĂN GIAI PHẨM, còn Phùng Quán là thành viên trẻ tuổi nhất của phong trào này. Cả hai đã kiên quyết không chịu “đấm ngực nhận tội” và càng không chịu tố cáo người khác. Chính vì vậy mà hai ông đã bị đàn áp nặng nề. Đặc biệt ông Nguyễn Hữu Đang đã bị biệt giam 15 năm ở Hà Giang (từ năm 1958 đến 1973 – có lẽ ông là một trong vài ba người trên trái đất này hồi đó không biết có cuộc chiến tranh Việt-Mỹ), rồi bị đưa về quê nhà Thái Bình an trí gần 20 năm trời.

          Ông Nguyễn Hữu Đang
Từ đầu năm 1993, ông đã trở về sống ở Hà Nội, được trả lương hưu cán bộ bậc 5, nhưng vẫn chưa có nhà ở. Bạn bè ông đang yêu cầu chính quyền phải cấp nhà. Bằng không họ sẽ vận động đồng bào và kiều bào đóng góp mua nhà cho ông.
Dạ thưa Giáo sư Tiến sĩ Đình Quang, Thứ trưởng Bộ văn hoá thông tin, cùng độc giả tuần báo Văn Nghệ.
Mới đây tôi được đọc bài điếu văn đầy trang trọng và xúc động của Giáo sư đăng trên tuần báo Văn nghệ, đọc tại tang lễ của nhà điện ảnh lão thành Phạm Văn Khoa. Trong bài điếu văn có một chi tiết về thành tích hoạt động của nhà điện ảnh quá cố mà tôi đặc biệt quan tâm : “Rồi lại chính anh [Phạm Văn Khoa] dựng bục, kết hoa cho lễ đài Tuyên ngôn Độc lập, chỉ trong một ngày đêm vội vã”.
  Thưa Giáo sư Tiến sĩ Đình Quang, qua lời điếu văn, tôi có cảm tưởng việc dựng lễ đài Độc Lập 2.9.1945 gần giống việc dựng một cái chòi thông tin hoặc một cái sân khấu ngoài trời...
Nhân sự việc này, tôi muốn kể hầu Giáo sư và độc giả tuần báo Văn Nghệ một câu chuyện, mục đích là để mua vui vào dịp đầu xuân năm Dậu, năm trùng phùng với năm xảy ra sự kiện mà tôi sắp kể ra sau đây, năm Ất Dậu 1945.
  Học theo cách nói của thi hào Nguyễn Du, “mua vui cũng được một vài trống canh”.

Thứ Hai, 1 tháng 9, 2014

Bí ẩn về những thước phim quay Lễ Độc lập mùng 2/9/1945

(nguồn Dân trí) - Những thước phim vô giá có tên “Ngày Độc lập 2/9/1945” ghi lại hình ảnh chủ tịch Hồ Chí Minh long trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập đã đi vào tâm khảm người Việt Nam. Nhưng ít ai biết đằng sau thước phim đó có những câu hỏi chưa có lời giải đáp.

Tạp chí Nghệ thuật Điện ảnh số 6/1990 có đăng một bài viết của nhà báo Trung Sơn với tựa đề “Ai là người ghi hình phim ngày Tết Độc lập 2/9/1945?”. Bài viết đó cho biết một chi tiết khá lý thú liên quan đến đoàn làm phim “Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh” của đạo diễn Phạm Kỳ Nam làm năm 1975.
Sau một thời gian quay ở Paris, trước khi đoàn trở về nước, đạo diễn Phạm Kỳ Nam bất ngờ được lễ tân khách sạn chuyển đến một hộp các tông được bọc kín. Khi trao chiếc hộp này, người gửi chỉ nhờ lễ tân khách sạn nhắn với đạo diễn Phạm Kỳ Nam rằng đây là quà tặng của một người bạn của Việt Nam rồi lẳng lặng đi mà không cho biết tên tuổi.
Đem lên phòng khách sạn mở ra, đạo diễn Phạm Kỳ Nam hết sức ngạc nhiên khi nhận ra món quà đó là những hộp phim 16 ly với những hình ảnh đen trắng ghi trọn vẹn ngày lễ Tuyên bố Độc lập tại quảng trường Ba Đình ngày mùng 2/9/1945.
Những thước phim về buổi lễ đó với hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập trước đông đảo đồng bào trên quảng trường Ba Đình ngày ấy đã được ráp nối lại để thành một bộ phim tài liệu dài 30 phút có tên “Ngày Độc lập 2/9/1945”. Bộ phim đã trở nên rất đỗi thân thuộc đối với mỗi người Việt Nam mà ngày nay chúng ta vẫn thường được xem trên màn ảnh nhỏ mỗi dịp quốc khánh.
Khi về làm Tổng thư ký Hội Điện ảnh Việt Nam (1989-2000) kiêm Tổng biên tập Tạp chí Nghệ thuật Điện ảnh (cơ quan ngôn luận của Hội Điện ảnh), tiền thân của tờ Thế giới Điện ảnh hiện nay) tôi (Đạo diễn Đặng Nhật Minh) rất quan tâm đến nội dung được thông tin trong bài báo của nhà báo Trung Sơn. Tôi rất muốn tìm ra ai là người quay những thước phim trên.
Đạo diễn Đặng Nhật MinhĐạo diễn Đặng Nhật Minh
phim lịch sử lễ tuyên ngôn độc lập 1945 tại Hà Nội

Năm 1990, nhân dịp kỷ niệm 45 năm ngày Quốc khánh, tôi bàn với anh Trung Sơn và anh em trong tòa soạn tạp chí Nghệ thuật Điện ảnh phát động một cuộc điều tra để tìm hiểu ai là tác giả của những thước phim kia.
Lúc đó, tôi chỉ nghĩ đơn giản là mời những người có trách nhiệm có mặt trong buổi lễ ngày hôm đó viết bài đăng trên tạp chí là có thể tìm ra đầu mối một cách dễ dàng, chắc nó không xa quá tầm tay.
Vậy là chúng tôi tìm đến các nhân chứng lịch sử liên quan đến sự kiện ngày 2/9/1945 để mời viết bài. Trong các nhân vật được mời viết có Tướng Trần Độ (Thứ trưởng Bộ Văn hóa khi đó), Đạo diễn Phạm Văn Khoa (người được giao nhiệm vụ dựng lễ đài), Nhiếp ảnh gia Vũ Năng An (người chụp bức ảnh nổi tiếng “Bác Hồ ở chiến dịch Đông Khê”)… và đặc biệt là ông Nguyễn Hữu Đang - người được Bác Hồ giao trách nhiệm làm Trưởng ban tổ chức Lễ Tuyên bố Độc lập ngày 2/9/1945.
Qua sự giúp đỡ của nhà văn Phùng Quán, chúng tôi tiếp cận được với ông Đang với lời đề nghị giải đáp giùm câu hỏi: Ai là người quay phim có mặt hôm đó tại vườn hoa Ba Đình. Không lâu sau, nhà văn Phùng Quán đem đến tòa soạn một bài viết tay với tựa đề “Những điều còn bí ẩn quanh việc quay bộ phim Ngày Độc lập 2/9/1945”, ký tên Nguyễn Hữu Đang.