Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014

Khắc phục cơn mệt mỏi kéo dài

25/02/2014 06:55 (GMT + 7)
TT - Nhiều người thường cảm thấy mệt mỏi mà không rõ nguyên nhân, trong khi có những lý do chúng
TIN BÀI KHÁC
Trong khi tập thể dục, bạn có thể uống nước với lượng vừa phải - Ảnh: T.T.D.
Nếu biết nguyên nhân thì những cơn mệt mỏi kéo dài sẽ dễ dàng được khắc phục. Sau đây là một số nguyên nhân mệt mỏi thường gặp:
Khắc phục nhanh chóng
Nếu bạn cảm thấy hơi mệt mỏi mà không có bệnh gì khác, nên tập thể dục. Trong một nghiên cứu, đạp xe tại chỗ trong 20 phút với tốc độ nhẹ, chỉ ba lần mỗi tuần là đủ để chiến đấu với sự mệt mỏi.
1. Ngủ không đủ giấc
Người lớn nên ngủ đủ từ 7-8 giờ mỗi đêm.
- Khắc phục: bạn cần đi ngủ, thức dậy vào một giờ nhất định. Không nên sử dụng máy tính xách tay, điện thoại di động và tivi trong phòng ngủ.
2. Không đủ năng lượng
Ăn quá ít gây mệt mỏi.
- Khắc phục: luôn ăn sáng và cố gắng có đủ đạm và chất xơ trong mỗi bữa ăn. Ví dụ, ăn trứng với bánh mì nướng ngũ cốc nguyên hạt. Cũng nên ăn các bữa ăn nhẹ trong ngày.
3. Thiếu máu
Thiếu máu là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mệt mỏi ở phụ nữ.
- Khắc phục: uống bổ sung sắt và ăn các loại thực phẩm giàu chất sắt như thịt nạc, gan, sò ốc, đậu, ngũ cốc.
4. Suy giáp
Tuyến giáp giúp bạn điều hòa sự trao đổi chất, chuyển đổi nhiên liệu thành năng lượng. Khi tuyến giáp hoạt động kém và các chức năng trao đổi chất quá chậm, bạn có thể cảm thấy chậm chạp và tăng cân.
- Khắc phục: nếu các xét nghiệm xác định bạn bị suy giáp, bác sĩ sẽ cho bạn uống hormon tuyến giáp tổng hợp.
5. Uống quá nhiều cà phê
Cà phê giúp bạn tỉnh táo và tập trung hơn ở liều vừa phải. Nhưng uống quá nhiều có thể làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp, gây bồn chồn.
- Khắc phục: giảm dần cà phê, trà, sôcôla, nước ngọt và bất cứ loại nào có chứa caffeine. Nếu ngưng đột ngột có thể gây ra hội chứng ngưng caffeine và làm chúng ta mệt mỏi hơn trước.
6. Mất nước
Mệt mỏi của bạn có thể là một dấu hiệu của sự mất nước. Cho dù bạn đang làm việc hoặc ngồi yên, cơ thể bạn cũng cần nước để làm việc tốt và giữ mát.
- Khắc phục: uống nước suốt cả ngày để nước tiểu của bạn trong và có màu vàng nhạt. Uống ít nhất hai ly nước mỗi giờ hoặc hơn trước khi tập thể dục.
7. Bệnh tim
Nếu thấy mệt mỏi trong sinh hoạt hằng ngày đó có thể là một dấu hiệu cho thấy tim của bạn có vấn đề. Nếu ngày càng cảm thấy khó thở khi làm việc hằng ngày, bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa tim mạch.
- Khắc phục: thay đổi lối sống, thuốc, phương pháp điều trị để có thể kiểm soát được bệnh tim và phục hồi năng lượng của bạn.
8. Dị ứng thức ăn
Một số bác sĩ tin rằng dị ứng thức ăn tiềm ẩn có thể làm bạn buồn ngủ. Nếu mệt mỏi tăng lên sau bữa ăn, bạn có thể bị dị ứng một loại thức ăn nào đó không đủ để gây ngứa hoặc phát ban, chỉ đủ để làm cho bạn mệt mỏi.
- Khắc phục: thử loại bỏ các loại thức ăn mà bạn nghi ngờ để xem có hết mệt mỏi hay không.
9. Hội chứng mệt mỏi mãn tính (CFS) và đau cơ xơ
Nếu mệt mỏi của bạn kéo dài hơn sáu tháng ảnh hưởng đến các hoạt động hằng ngày, có khả năng bạn bị hội chứng mệt mỏi mãn tính hoặc bệnh đau cơ xơ.
- Khắc phục: thay đổi lịch làm việc hằng ngày, tập ngủ và thức dậy đúng giờ, bắt đầu một chương trình tập thể dục nhẹ nhàng.
Bs CKII PHAN MỸ HẠNH (Theo WebMD)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

bạn xem bài đăng có quyền nhận xét theo suy nghĩ của bạn .( lê Mạnh )