Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014

Tổng Biên tập Báo Người cao tuổi Kim Quốc Hoa trải lòng về “cuộc chiến sinh tử” chống tham nhũng

Đăng vào ngày 29th, Tháng Mười Hai, 2014
(Pháp lý) – Nhắc đến tờ báo Người cao tuổi (NCT) phải kể đến dấu ấn của Tổng Biên tập (TBT) Kim Quốc Hoa. Ông là người  đã tạo cho báo “sức lửa” khi đối diện và phanh phui “quốc nạn” tham nhũng, tiêu cực trong xã hội. Sau mỗi năm bền bỉ, quả cảm, tờ báo này lại “thắng” trong vài vụ tiếng tăm… Mới đây nhất, Người cao tuổi là tờ báo tiên phong phản ánh về sai phạm nhà đất và công tác bổ nhiệm cán bộ của nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền.
Phía sau những tin vui chống tham nhũng của báo chí nói chung, NCT nói riêng, ông Kim Quốc Hoa chia sẻ với Phóng viên Tạp chí Pháp lý những trăn trở, nhiệt huyết, lo âu của mình với công cuộc phòng, chống tham nhũng (PCTN) của toàn Đảng, toàn dân…
Đôi khi đơn độc nhưng không cô độc
Phóng viên: Có thể nói, NCT là tờ báo tiên phong chống tham nhũng tiêu cực trên rất nhiều lĩnh vực. Xuất phát từ lí do gì mà ông chọn con đường “gian truân” như vậy cho tờ báo của mình?
TBT Kim Quốc Hoa: Có nhiều người khi nhắc đến báo NCT thì nghĩ báo chống tiêu cực là chính nhưng không phải… Bạn hãy lật những trang của báo NCT sẽ thấy nhiều trang phản ánh rất nhiều về tình hình kinh tế – xã hội của đất nước, tuyên truyền các mô hình điển hình tiên tiến, gương người tốt việc tốt. Tuy nhiên, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến mảng đấu tranh chống tiêu cực, quan liêu, phòng chống tham nhũng nên cũng tạo được một tiếng vang lớn. Ngay từ những năm đầu tôi về làm TBT, việc chống tham nhũng, chống tiêu cực luôn luôn được duy trì mặc dù chúng tôi gặp nhiều sức ép. Chúng tôi luôn xác định đó là nghĩa vụ công dân,  trách nhiệm người cầm bút, trách nhiệm của tờ báo là tiếng nói của tầng lớp “cây cao bóng cả”, với công cuộc PCTN của nhà nước. Vậy nên mảng đấu tranh chống tham nhũng vẫn xuất hiện một cách thường xuyên, đều đặn trên báo.
60.13 410x271 Tổng Biên tập Báo Người cao tuổi Kim Quốc Hoa trải lòng về “cuộc chiến sinh tử” chống tham nhũng
Tổng Biên tập Báo Người Cao Tuổi – Kim Quốc Hoa
Báo NCT hơn 7 năm qua đã phanh phui, điều tra xác minh làm rõ khoảng 2.500 vụ việc từ cấp xã, phường đến Trung ương. Trong số này có nhiều vụ điển hình,  hầu như năm nào cũng xuất hiện 1-2 vụ điển hình gây được tiếng vang lớn, tạo dư chấn trong đời sống xã hội.
Phóng viên: Hiện tượng tham nhũng đang rất phổ biến và ngày càng phức tạp. Xin ông chia sẻ về những hiện tượng tham nhũng biến tướng tinh vi là mối quan tâm của báo NCT?
TBT Kim Quốc Hoa: Báo NCT không đấu tranh chống tiêu cực tràn lan, dễ dãi, tùy tiện. Tiêu chí, quan điểm của bài báo là bảo vệ cho những đối tượng yếu thế, oan ức, thiệt thòi như nông dân bị thu hồi đất trái pháp luật, bồi thường không đúng quy định, công dân bị tòa án xét xử oan sai, cán bộ công nhân viên bị trù dập. Tiếp đến là đấu tranh với hiện tượng tham nhũng tại các doanh nghiệp nhà nước. Năm 2008 chúng tôi chọn Công ty Xây dựng Bến Tre để đấu tranh. Đây là một công ty 100% vốn nhà nước nhưng bộ máy lãnh đạo yếu kém có dấu hiệu tham ô khiến công ty làm ăn lụi bại, họ phải bán hết tài sản cho ngân hàng vì vay nợ quá nhiều. 236 cán bộ, công nhân trắng tay, mấy năm không có công ăn việc làm, không có lương.
Chúng tôi đấu tranh cho người dân mất đất tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, hay tại Đồng Nai v.v… ở đó một số dự án chính quyền ra quyết định thu hồi mà không có bồi thường cho người dân đúng luật. Chúng tôi cũng “chiến đấu” với một số ông Chủ tịch ở tỉnh miền núi. Họ sống, làm việc xa Trung ương cho nên hành động, quyết định, đối xử với nhân dân, với doanh nghiệp không thỏa đáng. Trong số Chủ tịch tỉnh như vậy, chúng tôi chọn Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang, khi ấy là ông Nguyễn Trường Tô. Đã có lúc chúng tôi bị ông Tô dọa nạt nhưng chúng tôi vẫn đấu tranh đến cùng. Sau đó Trung ương đã cách chức Chủ tịch và khai trừ ông Tô ra khỏi Đảng.
Chúng tôi cũng đấu tranh với một số người tham vọng về chính trị nhưng lại gian lận trong kê khai hồ sơ để ứng cử vào đại biểu Quốc hội. Chúng tôi điều tra suốt mấy chục kì báo, cuối cùng kết quả là đại biểu Quốc hội khóa XIII, bà Đặng Thị Hoàng Yến bị miễn nhiệm vào ngày 26/5/2012.
Chúng tôi cũng đấu tranh vì quyền lợi của đông đảo sinh viên một số trường Đại học. Cụ thể, khi nhận được rất nhiều đơn thư tố cáo của cán bộ, sinh viên các trường điển hình tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Chúng tôi đã đấu tranh với ông hiệu trưởng trường này. Mặc dù hoạt động của nhà trường được kiểm toán nhà nước, Thanh tra Chính phủ, thanh tra chuyên ngành nhiều lần kiểm tra nhưng kết luận “sạch sẽ”. Thế nhưng khi báo NCT vào cuộc thì phát hiện ông Hiệu trưởng Nguyễn Văn Nam vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong xây dựng cơ bản; trong đào tạo, trong công tác cán bộ và thu sai, thu vượt tiền của sinh viên lên đến mấy chục tỉ mỗi năm…
Có thể nói trong mỗi một lĩnh vực chúng tôi chọn một điển hình tiêu cực để đấu tranh, có nhiều vụ việc chúng tôi phải chiến đấu một mình, đơn độc, không có cơ quan truyền thông, báo chí nào phối hợp tham gia. Đôi khi chúng tôi thấy mình đơn độc, tuy nhiên đơn độc mà không cô độc, bởi đằng sau chúng tôi có nhân dân, những cán bộ lão thành, đông đảo độc giả yêu quý và đội ngũ cán bộ, đảng viên ở báo trung kiên.
Nao núng, nhụt chí thì không, nhưng cảnh giác thì có
Phóng viên: Trong các lĩnh vực ấy, theo ông lĩnh vực nào đấu tranh chống tiêu cực là khó nhất?
TBT Kim Quốc Hoa:  Nếu xếp về lĩnh vực, thì tôi thấy đấu tranh với tiêu cực trong quân đội và công an là khó. Tuy khó nhưng chúng tôi vẫn có cách chống và thành công. Bằng sự đấu tranh của báo NCT, một số cán bộ, chiến sĩ là “con sâu, con mọt” trong hai ngành này đã bị phanh phui.
60.23 410x307 Tổng Biên tập Báo Người cao tuổi Kim Quốc Hoa trải lòng về “cuộc chiến sinh tử” chống tham nhũng
Nhận được nhiều phong thư nói xấu, đe dọa, “khủng bố” nhưng ông Hoa không hề nao núng trong hành trình chống tham nhũng tiêu cực
Ngoài ra tôi cho rằng, báo chí “đụng vào” quan chức cấp cao cũng là lĩnh vực cực kì khó. Một số cán bộ cấp cao có những việc làm sai trái được chúng tôi phanh phui như các ông Nguyễn Trường Tô, Trần Văn Truyền, Ngô Văn Khánh, Hà Văn Toại, Huỳnh Đức Hòa, Trần Văn Vệ, Lê Sĩ Bảy, Nguyễn Yên Sơn… Họ có quyền lực lớn, khi đấu tranh với họ chúng tôi phải chịu áp lực từ nhiều phía.
Phóng viên:  Ông nói khi đấu tranh với những vị “quan to” đã bị dọa nạt, bị xúc phạm … Và vì họ là “quan to” nên họ dễ dàng dùng quyền lực để chống lại. Vậy trong quá trình đấu tranh với những người vừa có quyền vừa có chức như thế ông rút ra đặc điểm chung gì ở họ?
TBT Kim Quốc Hoa: Thứ nhất, với tôi thì họ không phản ứng một cách trực tiếp. Nhưng có một số trường hợp, họ có gọi điện cho cấp trên tức chủ quản của tôi để giãi bày, thanh minh, cầu cạnh. Một số người thông qua môi giới đến gặp tôi, mong tôi chia sẻ, yêu cầu dừng. Có một số người khác họ sử dụng mạng lưới cộng sự để tìm kẽ hở của báo NCT…
Phóng viên:  Nó có khiến ông phải cảnh giác, nao núng không?
TBT Kim Quốc Hoa: Nao núng thì không, cảnh giác thì có. Trong 7 năm qua tôi phải 3 lần di chuyển nhà ở. Ngoài nhu cầu của gia đình thì còn mục đích tìm nơi ở  bảo đảm an toàn nhất.

Chủ Nhật, 30 tháng 11, 2014

THƠ ÔNG NỘI

Thơ ông nội . Năm nay ông 87 tuổi bị tai biến mạch máu não liệt nữa người , con cái gia đình cùng chăm sóc ông hằng ngày , ông rất yếu . Nhân lúc thăm ông tìm thấy tập thơ ông để đầu giường đọc lại thấy càng thấm thía hơn .... Đăng trước 2 bài

Ảnh của Manh Le.


Thứ Tư, 19 tháng 11, 2014

BÀI HỌC Ý NGHĨA


/
IMG_3438.JPG
Trong giáo đường, một hôn lễ đang được tổ chức.
Linh Mục xuất hiện với tờ 100 dollars còn mới trên tay và nói: “Có ai muốn được tờ tiền này không?”. Không có tiếng trả lời…
Linh Mục nói: “Đừng xấu hổ, ai thích thì hãy giơ tay lên”. Một phần ba số người có mặt ở đó giơ tay. Linh Mục vo tròn tờ tiền lại rồi hỏi: “Bây giờ có còn ai thích sở hữu nó nữa không?”
Vẫn còn người giơ tay, nhưng đã ít đi một nửa.
Linh Mục vứt tờ tiền xuống đất, giẫm chân lên rồi nhặt lại. Tờ tiền vừa bẩn vừa nhàu nhĩ. Ông lại cất tiếng hỏi: “Còn ai thích nữa không?”
Chỉ còn một người giơ tay… Cha cố mời anh ta lên phía trên, trao cho anh tờ tiền và nói anh ta là người duy nhất đã giơ tay cả ba lần.
Lập tức mọi người trong giáo đường đều cười to nhưng Linh Mục ra hiệu yên lặng. Ông nói với chú rể: “Hôm nay con cưới một cô gái con yêu nhất đời. Nhưng giống như tờ tiền này, năm tháng trôi qua cộng thêm vất vả với gia đình, con cái… cô ấy sẽ không còn xinh đẹp như bây giờ. Nhưng thực tế, tiền vẫn là tiền, giá trị của nó chẳng hề thay đổi. Hy vọng con giống như chàng trai này, luôn hiểu giá trị và ý nghĩa đích thực, đừng vì vẻ bề ngoài mà đánh mất mọi thứ.”
Hình thức bên ngoài của mỗi người sẽ biến đổi theo thời gian, con người có thể già hơn và xấu đi, nhưng tâm hồn đẹp thì sẽ vỉnh viễn không thể thay đổi.
Trong công việc cũng vậy.

Chủ Nhật, 16 tháng 11, 2014

Câu chuyện cảm động khiến cả thế giới nghẹn ngào khóc


/
(Chia sẻ) – Với chị, đơn giản, tất cả chỉ xuất phát từ tình yêu bao la mà chị dành cho con trai. Chị không nghĩ được thế nào là sự hy sinh hay đạo lý lớn lao ấy.
Cái nghèo cái đói thường trực trong ngôi nhà nhỏ này, nhưng dường như, nỗi cơ cực bần hàn ấy không buông tha họ. Cậu con trai bắt đầu cắp sách đến trường cũng là lúc nỗi mất mát lớn bỗng nhiên đổ ập xuống đầu họ. Cha qua đời vì cơn bạo bệnh. Hai mẹ con tự tay mình mai táng cho người chồng, người cha vắn số.
Người mẹ góa bụa ở vậy, chị quyết không đi bước nữa. Chị biết, bây giờ chị là chỗ dựa duy nhất cho con trai mình. Chị cặm cụi, chăm chỉ gieo trồng trên thửa ruộng chật hẹp, tài sản quý giá nhất của hai mẹ con chị.

Thứ Năm, 23 tháng 10, 2014

'Không dân nào đóng thuế nuôi nổi bộ máy này'


 - 40 ngàn tỷ đồng để cải cách tiền lương theo đúng lộ trình không tìm đâu ra được. Muốn có nguồn tăng lương cho cán bộ cần làm 2 việc: Tinh giản biên chế và tiết kiệm chi tiêu.
Không tìm ra 40 ngàn tỷ cải cách lương
Thảo luận về tình hình kinh tế xã hội và ngân sách tại QH ngày 21/10, ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP HCM) nói: “Cân đối ngân sách cho 2015 là cực kì khó khăn. Năm nay và năm tới không cân đối được nguồn để cải cách tiền lương theo lộ trình, 40 ngàn tỉ không lấy đâu ra được”.
cải cách lương, biên chế, công chức
ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm
ĐB Nguyễn Văn Minh cho rằng việc tăng lương bị trì hoãn là vấn đề lặp lại nhiều, cần xem xét lại, cần thiết phải tăng lương tối thiểu theo lộ trình để đảm bảo đời sống của cán bộ, công chức.
Muốn làm được như vậy, ông Minh đề nghị phải tiết kiệm chi tiêu: “Nhiều công trình mất hàng ngàn tỷ để xây dựng nhưng xây xong không sử dụng hoặc công trình không cần thiết, rất lãng phí”.
Tiết kiệm chi tiêu còn phải đi kèm với tinh giản biên chế. Hiện nay đội ngũ hưởng lương rất lớn nhưng người làm việc chuyên môn ít, bộ máy tổ chức cồng kềnh. Bộ Nội vụ từng triển khai việc tự đánh giá công việc của cán bộ, công chức nhưng làm xong thì không có đơn vị nào xin giảm biên chế mà đều xin tăng!
cải cách lương, biên chế, công chức 
ĐB Trần Du Lịch
Còn ĐB Trần Du Lịch nhấn mạnh “nếu cứ duy trì bộ máy chính quyền địa phương 3 cấp với tất cả ban bệ hệ thống như hiện nay thì không dân nào đóng thuế nuôi nổi bộ máy này. Nếu không giải quyết được vấn đề này, không thể nghĩ đến việc tăng lương, nâng cao phúc lợi cho người dân”.
Trong khi đó, ĐB Đỗ Văn Đương đánh giá con số 1/3 cán bộ công chức “cắp ô” đã được chỉ ra nhưng có giảm được ai đâu? Theo ông, cần giảm hẳn biên chế và phải quy về từng cơ quan.

“1/3 công chức 'cắp ô' với cơ quan hành chính là đúng đấy, tôi làm nhiều cơ quan rồi, tôi thấy thừa sức giảm 1/3 số này - số chỉ 'ăn theo nói leo' không giải quyết được gì, lãnh đạo cũng chỉ chỉ tay 5 ngón không làm được việc gì, tuyển nhiều nguy hiểm quá” - ông Đương nói.
Lương công chức ra trường phải 10 triệu đồng/tháng?
Theo ông Trần Du Lịch, chỉ tăng lương thêm 100.000 đồng thì không giải quyết được gì, không chống được tham nhũng, không tuyển được người giỏi và thu hút được đội ngũ tinh hoa vào bộ máy nhà nước.

ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm đồng tình cho rằng cần nâng mức lương cơ bản. Lương tối thiểu công chức mới ra trường phải là 10 triệu đồng thì mới có thể lập gia đình, mua nhà cửa ... Muốn làm được việc này cần tính toán lại bộ máy chính quyền, phân cấp chức năng nhiệm vụ mỗi cấp.

“Tại sao nhiều người bỏ ra vài trăm triệu để “chạy” vào công chức, dù lương thấp như thế?” - bà Tâm đặt câu hỏi.

Theo bà Tâm, nguyên nhân là vì môi trường làm việc hiện nay thả nổi, dễ tạo điều kiện cho tiêu cực phát sinh.
Vì thế, việc tăng lương phải đi kèm với giám sát chặt chẽ, khi cán bộ sợ mất việc sẽ không có tiêu cực. Công chức không tích cực khiến người dân mất niềm tin.

'Cỗ xe nợ công đang quá tải'
 cải cách lương, biên chế, công chức
ĐB Trần Hoàng Ngân
ĐB Trần Hoàng Ngân cho biết nợ công đang ở mức rất là cao, dù nằm dưới mức pháp định là 65% GDP nhưng ông không cho rằng đó là mức an toàn.

Lý do là vì nghĩa vụ trả nợ trên tổng thu ngân sách hàng năm ngày càng tăng, số đảo nợ ngày một lớn, con số nợ công hiện nay vẫn chưa được tính toán đầy đủ do chưa đưa một số khoản khác vào.

Theo lý giải của ĐB Trần Hoàng Ngân, nợ công tăng nhanh và đã đạt xấp xỉ mức trần nợ công Quốc hội cho phép là 65% GDP là do trái phiếu (hiện đang để ngoài ngân sách) và bội chi. Bội chi đầu nhiệm kỳ đề ra mục tiêu về dưới 4,5% vào 2015. Năm 2011, bội chi 4,4%, nhưng đến 2012 bội chi là 5,4%, năm 2013 là 5,5%, năm 2014 là 5,3% và dự kiến 2015 là 5%.
 

Cẩm Quyên - Phạm Hải

Thứ Bảy, 11 tháng 10, 2014

Thủ tướng VN 'ủng hộ bỏ con dấu doanh nghiệp'


  • 10 tháng 10 2014
Hội thảo "Con dấu của doanh nghiệp tại Việt Nam - Sự cải tổ cần thiết" do Viện Nghiên cứu Quản lý Trung ương tổ chức đã đặt vấn đề về việc liệu có nên bãi bỏ thủ tục bắt buộc theo đó các doanh nghiệp buộc phải dùng con dấu trong các giao dịch, hoạt động hay không.
Được biết cuộc hội thảo là một phần trong công tác chuẩn bị cho việc ban hành Luật Doanh nghiệp mới.
"Rất may là Thủ tướng Chính phủ đã ủng hộ phương án có thể bãi bỏ con dấu," kinh tế gia Lê Đăng Doanh từ Hà Nội nói với BBC Tiếng Việt khi bình luận về buổi hội thảo vừa diễn ra hôm 9/10.
Báo Đầu tư dẫn nội dung Thông báo 370 nói Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Công an xem xét sửa đổi quy định về quản lý con dấu theo hướng nới lỏng quản lý, tiến tới bãi bỏ sử dụng con dấu.


Tuy nhiên, dự thảo Luật Doanh nghiệp sau đó tuy có điều chỉnh nhưng vẫn giữ nguyên quy định các doanh nghiệp cần có con dấu, với lý do vì "tập quán, thói quen sử dụng con dấu và điều kiện hạ tầng kỹ thuật" của Việt Nam.
Trang điện tử của Thời báo Kinh tế Sài Gòn cũng dẫn nội dung báo cáo giám sát về Luật Doanh nghiệp gần đây cho thấy Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng muốn giữ nguyên con dấu.
Thủ tướng ủng hộ việc bãi bỏ bởi “văn bản tổng thống, thủ tướng các nước gửi cho tôi cũng không có dấu”, bản điện tử Báo Tuổi trẻ nói.
Từ phía doanh nghiệp, việc sử dụng con dấu được cho là điều gây phiền toái nhiều hơn là bảo đảm an toàn, từ chuyện gây tê liệt hoạt động doanh nghiệp khi có mâu thuẫn nội bộ cho tới chuyện bị lợi dụng, làm giả để lừa đảo.
Khảo sát nhanh của một số cơ quan, tổ chức cho thấy đa số các doanh nghiệp muốn bỏ việc sử dụng con dấu, với tỷ lệ đồng ý là 52% trong khảo sát của Báo Đầu tư hay của Phòng Thương mại Công nghiệp (VCCI).
nguồn bbc

Thứ Hai, 15 tháng 9, 2014

Ngoài sức tưởng tượng: Dân góp tiền làm đường, chính quyền xã phá


(ĐSPL) - PV báo Đời sống và Pháp luật vừa nhận được thông tin của một số hộ dân tại khu tiểu thủ công nghiệp Bến Dốc, thôn Hữu Lê, xã Hữu Hòa, Thanh Trì, Hà Nội phản ánh về một vụ việc chưa từng có tiền lệ.
Theo đó, hơn 160m đường bê tông được người dân tự bỏ tiền xây dựng khang trang để phục vụ việc đi lại và kinh doanh đã bị chính quyền cho xe ủi "xóa sổ". Lý do được đưa ra cũng vô cùng đơn giản, chỉ bởi các hộ dân này không xin phép UBND xã trước khi làm đường?!

Cưỡng chế phá bỏ vì... "không xin phép"?
Nhận được tin tức phản ánh của người dân, PV báo Đời sống và Pháp luật đã tìm về thôn Hữu Lê để tìm hiểu sự việc. Theo quan sát, con đường dài 160m, nối từ khu tiểu thủ công nghiệp Bến Dốc đến tuyến đường trục chính của xã đã bị xới tung, với hàng khối bê tông để ngổn ngang, trơ lại một đoạn đường đất nhấp nhô đầy bùn đất. Đây là con đường cụt, nơi dẫn vào một khu dân cư đông đúc cùng với hàng chục nhà máy sản xuất bao bì, khung cửa, sắt thép... Trải qua thời gian, do không được tu bổ thường xuyên nên con đường ngày càng lầy lội.



Những mảng bê tông nằm ngổn ngang tại hiện trường.


Từ thực tế đó, trước dịp Tết Nguyên đán 2014, các hộ dân tại đây cùng với các doanh nghiệp đã góp số tiền lên đến 200 triệu đồng để kiên cố hóa con đường bằng việc đổ bê tông, mục đích là để phục vụ đời sống dân sinh, sau là tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất. Sau khi bàn thảo, các hộ dân và doanh nghiệp nơi đây đã đem ý tưởng xây dựng con đường trao đổi với lãnh đạo thôn Hữu Lê và các hộ dân và nhận được sự đồng thuận.

"Chúng tôi nghĩ đơn giản rằng, Nhà nước đang khuyến khích xây dựng nông thôn mới, hiện đại hóa đường làng ngõ xóm nên đóng góp tiền xây dựng. Nghĩ đơn giản là thời gian giáp Tết, không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nên tranh thủ thời điểm Tết là tiến hành", một người dân cho biết.
Tuy nhiên, ngày 29/8/2014, UBND xã Hữu Hòa đã huy động máy ủi đến phá con đường bê tông nói trên.

Phạt tiền người tham gia làm đường(!)
PV báo Đời sống và Pháp luật đã có cuộc làm việc với ông Đào Bá Nguyên, Phó Chủ tịch xã Hữu Hòa để tìm hiểu vụ việc. Theo ông Nguyên, các hộ dân và doanh nghiệp làm đường bê tông có báo với trưởng thôn nhưng không báo với chính quyền xã. Xã chưa cấp phép nên hành vi trên là vi phạm pháp luật. Do đó, xã buộc phải tiến hành cưỡng chế. Việc cưỡng chế trên của xã không phải một mình xã quyết mà có sự chỉ đạo của Đảng ủy huyện Thanh Trì, UBND huyện Thanh Trì.
Cũng theo hồ sơ vụ việc mà chúng tôi tiếp cận được, để tiến hành cưỡng chế và phạt hành chính đối với các hộ dân và doanh nghiệp tham gia góp tiền làm đường thì UBND xã đã căn cứ vào luật Xây dựng năm 2003; Nghị định số 180/2007/NĐ- CP ngày 7/12/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị và căn cứ Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng kinh doanh bất động sản, khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, quản lý phát triển nhà và công sở...
Về vấn đề này, luật sư Nguyễn Duy Hùng, đoàn Luật sư Hà Nội cho rằng, việc áp dụng theo tính chất vụ việc tương tự như trên của chính quyền địa phương là cứng nhắc và không thực sự thuyết phục. Trong trường hợp trên, nếu xử lý mạnh thì các hộ dân trên chỉ bị phạt về hành vi xây dựng trái phép chứ việc tháo dỡ công trình là ngoài sức tưởng tượng.
Trước hết, 200 triệu đồng dân tự đóng góp là cả công sức mồ hôi nước mắt của dân cần được tôn trọng. Thứ hai, đường này đã có từ năm 1990 và được sử dụng lâu dài, vì thế việc tôn tạo đường ngõ vào khu dân cư như trên là làm cho đường sạch hơn, đẹp hơn chứ không phải là hành vi xây dựng trái phép trên đất công, lấn chiếm mà buộc phải tiến hành cưỡng chế tháo dỡ. Hơn nữa, trong luật cũng không có quy định nếu công trình xây dựng chưa được cấp phép là buộc phải tháo dỡ mà tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Chính quyền xử lý như trên là cứng nhắc.
Vụ hỏa hoạn và ước muốn có một con đường
Cách đây hai năm, một vụ hỏa hoạn lớn đã xảy ra tại xưởng chế biến, sản xuất bao bì, thùng cát tông ở khu dân cư này. Đám cháy bùng lên, thiêu rụi toàn bộ khu nhà xưởng, thiệt hại hàng chục tỉ đồng nhưng xe cứu hỏa rất khó khăn để tiếp cận được. Cũng do con đường quá hẹp và lầy lội, xe cứu hỏa phải mất nhiều thời gian mới tiếp cận được đám cháy.

T.P - A.Đ

Thứ Ba, 2 tháng 9, 2014

Phùng Quán tìm thăm Nguyễn Hữu Đang



nguồn :diendan. org
Dưới đầu đề NHỮNG NGÀY CUỐI NĂM, TÌM THĂM NGƯỜI DỰNG LỄ ĐÀI TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP, bài này được nhà văn PHÙNG QUÁN viết cách đây đúng một năm. Tác giả đã gửi ngay cho tuần báo VĂN NGHỆ, nhưng cho đến nay vẫn chưa thấy đăng.

DIỄN ĐÀN công bố tài liệu này, trước hết vì giá trị văn học của một bài ký thống thiết. Đó cũng là một chứng từ lịch sử quan trọng về ngày Tuyên ngôn Độc Lập 2.9.1945.

Tài liệu này còn mang một ý nghĩa sâu sắc: Nguyễn Hữu Đang (sinh năm 1912) được coi là người đứng đầu phong trào NHÂN VĂN GIAI PHẨM, còn Phùng Quán là thành viên trẻ tuổi nhất của phong trào này. Cả hai đã kiên quyết không chịu “đấm ngực nhận tội” và càng không chịu tố cáo người khác. Chính vì vậy mà hai ông đã bị đàn áp nặng nề. Đặc biệt ông Nguyễn Hữu Đang đã bị biệt giam 15 năm ở Hà Giang (từ năm 1958 đến 1973 – có lẽ ông là một trong vài ba người trên trái đất này hồi đó không biết có cuộc chiến tranh Việt-Mỹ), rồi bị đưa về quê nhà Thái Bình an trí gần 20 năm trời.

          Ông Nguyễn Hữu Đang
Từ đầu năm 1993, ông đã trở về sống ở Hà Nội, được trả lương hưu cán bộ bậc 5, nhưng vẫn chưa có nhà ở. Bạn bè ông đang yêu cầu chính quyền phải cấp nhà. Bằng không họ sẽ vận động đồng bào và kiều bào đóng góp mua nhà cho ông.
Dạ thưa Giáo sư Tiến sĩ Đình Quang, Thứ trưởng Bộ văn hoá thông tin, cùng độc giả tuần báo Văn Nghệ.
Mới đây tôi được đọc bài điếu văn đầy trang trọng và xúc động của Giáo sư đăng trên tuần báo Văn nghệ, đọc tại tang lễ của nhà điện ảnh lão thành Phạm Văn Khoa. Trong bài điếu văn có một chi tiết về thành tích hoạt động của nhà điện ảnh quá cố mà tôi đặc biệt quan tâm : “Rồi lại chính anh [Phạm Văn Khoa] dựng bục, kết hoa cho lễ đài Tuyên ngôn Độc lập, chỉ trong một ngày đêm vội vã”.
  Thưa Giáo sư Tiến sĩ Đình Quang, qua lời điếu văn, tôi có cảm tưởng việc dựng lễ đài Độc Lập 2.9.1945 gần giống việc dựng một cái chòi thông tin hoặc một cái sân khấu ngoài trời...
Nhân sự việc này, tôi muốn kể hầu Giáo sư và độc giả tuần báo Văn Nghệ một câu chuyện, mục đích là để mua vui vào dịp đầu xuân năm Dậu, năm trùng phùng với năm xảy ra sự kiện mà tôi sắp kể ra sau đây, năm Ất Dậu 1945.
  Học theo cách nói của thi hào Nguyễn Du, “mua vui cũng được một vài trống canh”.

Thứ Hai, 1 tháng 9, 2014

Bí ẩn về những thước phim quay Lễ Độc lập mùng 2/9/1945

(nguồn Dân trí) - Những thước phim vô giá có tên “Ngày Độc lập 2/9/1945” ghi lại hình ảnh chủ tịch Hồ Chí Minh long trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập đã đi vào tâm khảm người Việt Nam. Nhưng ít ai biết đằng sau thước phim đó có những câu hỏi chưa có lời giải đáp.

Tạp chí Nghệ thuật Điện ảnh số 6/1990 có đăng một bài viết của nhà báo Trung Sơn với tựa đề “Ai là người ghi hình phim ngày Tết Độc lập 2/9/1945?”. Bài viết đó cho biết một chi tiết khá lý thú liên quan đến đoàn làm phim “Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh” của đạo diễn Phạm Kỳ Nam làm năm 1975.
Sau một thời gian quay ở Paris, trước khi đoàn trở về nước, đạo diễn Phạm Kỳ Nam bất ngờ được lễ tân khách sạn chuyển đến một hộp các tông được bọc kín. Khi trao chiếc hộp này, người gửi chỉ nhờ lễ tân khách sạn nhắn với đạo diễn Phạm Kỳ Nam rằng đây là quà tặng của một người bạn của Việt Nam rồi lẳng lặng đi mà không cho biết tên tuổi.
Đem lên phòng khách sạn mở ra, đạo diễn Phạm Kỳ Nam hết sức ngạc nhiên khi nhận ra món quà đó là những hộp phim 16 ly với những hình ảnh đen trắng ghi trọn vẹn ngày lễ Tuyên bố Độc lập tại quảng trường Ba Đình ngày mùng 2/9/1945.
Những thước phim về buổi lễ đó với hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập trước đông đảo đồng bào trên quảng trường Ba Đình ngày ấy đã được ráp nối lại để thành một bộ phim tài liệu dài 30 phút có tên “Ngày Độc lập 2/9/1945”. Bộ phim đã trở nên rất đỗi thân thuộc đối với mỗi người Việt Nam mà ngày nay chúng ta vẫn thường được xem trên màn ảnh nhỏ mỗi dịp quốc khánh.
Khi về làm Tổng thư ký Hội Điện ảnh Việt Nam (1989-2000) kiêm Tổng biên tập Tạp chí Nghệ thuật Điện ảnh (cơ quan ngôn luận của Hội Điện ảnh), tiền thân của tờ Thế giới Điện ảnh hiện nay) tôi (Đạo diễn Đặng Nhật Minh) rất quan tâm đến nội dung được thông tin trong bài báo của nhà báo Trung Sơn. Tôi rất muốn tìm ra ai là người quay những thước phim trên.
Đạo diễn Đặng Nhật MinhĐạo diễn Đặng Nhật Minh
phim lịch sử lễ tuyên ngôn độc lập 1945 tại Hà Nội

Năm 1990, nhân dịp kỷ niệm 45 năm ngày Quốc khánh, tôi bàn với anh Trung Sơn và anh em trong tòa soạn tạp chí Nghệ thuật Điện ảnh phát động một cuộc điều tra để tìm hiểu ai là tác giả của những thước phim kia.
Lúc đó, tôi chỉ nghĩ đơn giản là mời những người có trách nhiệm có mặt trong buổi lễ ngày hôm đó viết bài đăng trên tạp chí là có thể tìm ra đầu mối một cách dễ dàng, chắc nó không xa quá tầm tay.
Vậy là chúng tôi tìm đến các nhân chứng lịch sử liên quan đến sự kiện ngày 2/9/1945 để mời viết bài. Trong các nhân vật được mời viết có Tướng Trần Độ (Thứ trưởng Bộ Văn hóa khi đó), Đạo diễn Phạm Văn Khoa (người được giao nhiệm vụ dựng lễ đài), Nhiếp ảnh gia Vũ Năng An (người chụp bức ảnh nổi tiếng “Bác Hồ ở chiến dịch Đông Khê”)… và đặc biệt là ông Nguyễn Hữu Đang - người được Bác Hồ giao trách nhiệm làm Trưởng ban tổ chức Lễ Tuyên bố Độc lập ngày 2/9/1945.
Qua sự giúp đỡ của nhà văn Phùng Quán, chúng tôi tiếp cận được với ông Đang với lời đề nghị giải đáp giùm câu hỏi: Ai là người quay phim có mặt hôm đó tại vườn hoa Ba Đình. Không lâu sau, nhà văn Phùng Quán đem đến tòa soạn một bài viết tay với tựa đề “Những điều còn bí ẩn quanh việc quay bộ phim Ngày Độc lập 2/9/1945”, ký tên Nguyễn Hữu Đang.

Thứ Tư, 13 tháng 8, 2014

192 HOURS GIÀNH GIẬT SỰ SỐNG TỪ CHUYẾN BAY ĐỊNH MỆNH

Tác giả: Annette Herfkens
Dịch giả: An Điền
nguồn thanh niên online
Về lại thung lũng tử thần - Kỳ 1: Tìm chồng trên đỉnh Ô Kha
                                                                                                                       13/08/2014 09:00
Vừa qua, Thanh Niên đã trích đăng cuốn 192 Hours - Giành giật sự sống từ chuyến bay định mệnh của tác giả Annette Herfkens, người duy nhất may mắn sống sót trên chuyến bay VN-474 của Vietnam Airlines bị rơi ở thung lũng Ô Kha (Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa). Gần 22 năm sau tai nạn, hôm nay, bà Herfkens trở về Ô Kha. Cũng chừng ấy năm, những ký ức tang tóc và kinh hoàng của những người VN có người thân trên 2 chuyến bay định mệnh rơi tại đây chỉ trong vòng 8 ngày vẫn đeo đuổi, lởn vởn. Địa danh Ô Kha, thung lũng chết với bao ký ức như hiện ra.


Bà Bích về lại Ô Kha trong năm 2012 - Ảnh: Trung Hiếu
Chưa bao giờ bà Trần Thị Bích nghĩ rằng ngày 14.11.1992 bà phải vĩnh biệt người chồng thân yêu của mình.
Tìm chồng mất tích, suýt chết cùng trực thăng Mi-8
Ông Huỳnh Kim Thuận - chồng bà Bích - vốn là thông dịch viên giỏi 3 thứ tiếng: Anh - Pháp - Trung. Ngày 14.11.1992, ông Thuận từ TP.HCM đáp máy bay đi Nha Trang để chuẩn bị cho việc xúc tiến một nhà đầu tư ở Pháp gặp gỡ lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa. Khoảng 9 - 10 giờ sáng hôm ấy, bà Bích được người trợ lý của chồng thông báo qua điện thoại: “Có phải anh Thuận hôm nay đi Nha Trang không? Chị biết tin tức gì chưa? Chiếc máy bay đó mất tích rồi”. Lúc ấy, thông tin ban đầu là chiếc Yak 40 bị rơi ở biển khi bay gần tới Nha Trang. Dù bấn loạn nhưng bà vẫn le lói chút hy vọng mong manh về sự sống của chồng.
Ngày 22.11.1992, tức 8 ngày sau khi chuyến bay VN-474 gặp nạn, một trực thăng Mi-8 của quân đội được huy động từ Hà Nội chở theo lực lượng cứu nạn chuyến bay VN-474 lại tiếp tục gặp nạn gần vùng núi Ô Kha làm chết 7 người trên máy bay.
Một tuần sau, ngày 20.11.1992, Tổng công ty hàng không tổ chức xe đưa người thân của các nạn nhân đến Nha Trang. Tuy nhiên, do quá sốt ruột, bà Bích đã mua vé máy bay để ra Nha Trang trong sớm hôm đó. Tại đây, bà Bích hay tin sẽ có một chiếc trực thăng khởi hành lúc 10 giờ để bay vào Ô Kha, bà Bích chạy tới gặp một người trong sở chỉ huy tìm kiếm xin đi cùng. Ban đầu không ai đồng ý nhưng thấy bà quyết tâm nên cuối cùng cũng phải xiêu lòng.
“Họ bảo giờ thời tiết xấu chưa thể bay vào được. Chị cứ về nghỉ ngơi đi, khi nào bay chúng tôi sẽ gọi”, bà Bích nói. Đến quá trưa, giật mình tỉnh giấc, bà Bích chạy ra sân bay thì nghe tin chiếc trực thăng đã đi rồi. Bà Bích gặp người đã hứa cho bà bay cùng, chất vấn: “Sao các anh đã hứa cho tôi đi rồi lại nuốt lời?”. “May mà tôi không cho chị đi chứ nếu cho bây giờ không biết báo với cấp trên ra sao đây. Chiếc trực thăng bay vào Ô Kha cũng mất tích rồi chị à”, vị này rầu rĩ nói.
Chiếc sơ mi trắng, hiệu Tailor Thắng



Người địa phương dẫn bà Bích vào Ô Kha - Ảnh: T.L



Bà Bích tìm lại được chiếc áo sơ mi mà ông Thuận mặc vào ngày bị tai nạn - Ảnh: T.L
Nghe xong, mọi manh mối để vào Ô Kha dường như đóng lại đối với bà Bích. Tuy nhiên, lúc này một người quen giới thiệu cho bà một vị giám đốc có nhân viên tử nạn trên chuyến bay. Tìm đến nhà, vị giám đốc này dẫu không tin bà đủ sức leo tới đỉnh Ô Kha nhưng vẫn tận tình chỉ đường. “Từ Nha Trang đi xe đò vào Cam Ranh, rồi từ Cam Ranh đi lên Khánh Sơn, từ đây sẽ bắt xe ôm để tới xã Tô Hạp với đường đi dốc núi cheo leo, nơi có đỉnh núi Ô Kha cao hơn 1.500 m”, bà Bích nhớ lại. Thêm một thông tin dẫu sau này xác minh là thất thiệt nhưng lúc đó tiếp sức rất lớn để bà Bích tìm mọi cách vào Ô Kha. “Đó là có 16 người thoát nạn và đang tìm đường từ Ô Kha trở ra”, bà Bích kể. Lên tới xã Tô Hạp - nơi sở chỉ huy tìm kiếm cứu nạn đóng ở chân núi Ô Kha, bà Bích gặp lãnh đạo sở chỉ huy bày tỏ nguyện vọng lên Ô Kha tìm chồng. Ban đầu mọi người không đồng tình nhưng thấy bà cương quyết cũng xuôi lòng để bà đi với điều kiện “không được tiết lộ đây là người thân của nạn nhân”.
Đúng 3 giờ sáng, đoàn khởi hành đi lên đỉnh Ô Kha. Ngoài dân quân và người địa phương còn có thêm 200 bộ đội đi theo để đưa thi thể xuống. Khoảng 8 giờ sáng, đoàn tìm kiếm tới nơi máy bay rơi. Tại đây cả một khoảng đồi xanh bao la bị cánh máy bay san bằng. Thân máy bay bị “búng” sang một ngọn đồi khác cách đó chừng 800 m. Sang tới nơi, bà Bích trông thấy hàng chục thi thể nằm la liệt. Do để ngoài trời lâu nên các thi thể bắt đầu thối rữa, nặng mùi.
Do thi thể đã được bọc vải và ni lông nên bà Bích không thể phát hiện đâu là thi thể chồng. Lúc này, bà Bích thắp một nén hương, cắm xuống đất và khấn: “Cho tới giờ phút này chưa có dấu hiệu nào cho thấy anh đã chết. Nếu thực sự anh đã chết anh phải cho em biết, còn không em sẽ không sống nổi”. Bà Bích kể khi bà vừa khấn xong, giống như ai dùng tay hất mặt bà quay sang một bên. Bỗng nhiên bà trông thấy bọc kính mà chồng bà hay mang như ai tung lên trời. Rồi bà thấy một đường mòn dẫn tới một cái vực. Nhìn xuống vực, có một đống quần áo, trong đó lòi ra chiếc áo sơ mi trắng sọc xanh dương mà chồng bà mặc ngày đi Nha Trang. “Lúc đó thường đàn ông mặc áo sơ mi trắng nhưng nếu trên cổ áo ghi tên hiệu Tailor Thắng, số 57 Lê Thánh Tôn thì chắc chắn là áo của chồng tôi. Ảnh chỉ có mặc quần áo mà tiệm này may”, bà Bích nói.
Sự thật đau đớn chợt vỡ ra, khi bà Bích kéo chiếc áo lên, dòng chữ Tailor Thắng, số 57 Lê Thánh Tôn trên cổ áo dần hiện ra. Lúc này bà mới tin rằng chồng mình đã mất.
Cơ duyên
Bà Bích kể năm 2012, khi thấy bà Annette Herfkens trên các kênh nước ngoài, bà đã lên Facebook để liên lạc với bà Annette nhưng không được hồi âm. Sau khi đi Ô Kha lần thứ 2 về, bà Bích liên lạc với bà Annette và kể câu chuyện mất chồng của mình cho Annette nghe. Từ đó, hai người thường xuyên trao đổi với nhau qua email và điện thoại. Năm 2013, nhân dịp ra nước ngoài, bà Bích đã tới nhà bà Annette ở New York.

Chuyến bay kinh hoàng
Ngày 14.11.1992, chiếc máy bay Yak 40 mang số hiệu 474 của Vietnam Airlines chở 33 người rời TP.HCM bay tới Nha Trang. Hai hành khách Annette Herfkens (người Hà Lan) và chồng sắp cưới Willem van der Pas không ngờ khoảnh khắc định mệnh sau đó sẽ chia cắt họ vĩnh viễn.




Tác giả Annette Herfkens, người sống sót duy nhất sau chuyến bay
định mệnh - Ảnh: Nhân vật cung cấp

Chuyến bay rơi xuống núi Ô Kha, tỉnh Khánh Hòa. Willem van der Pas cùng các hành khách và phi hành đoàn tử nạn. Chỉ duy nhất Annette Herfkens sống sót. Trong cuốn sách của mình, Annette đã mô tả chân thực và sống động cách thức để sinh tồn trong hơn 8 ngày (192 giờ) đơn độc giữa khu rừng hoang. Thanh Niên trích đăng một phần quyển sách.
- Dậy thôi, em yêu! Năm giờ sáng rồi, phải đi thôi! Nửa tiếng nữa là tài xế của anh sẽ đến đón.
Năm giờ sáng? Tài xế? Tài xế nào? Pasje đang nói gì vậy nhỉ? À, thì ra là cái gã tài xế cứ tò tò theo Pasje như thanh tra!
Tôi thức dậy, quờ quạng và loạng choạng, quan sát xung quanh, và nhìn thấy Pasje đứng ở cuối giường. Đây là lần đầu tôi đến VN để thăm Pasje - cách tôi gọi Willem, bạn trai mình từ 13 năm nay. Pasje đến VN cách đây 6 tháng để thành lập hai chi nhánh Ngân hàng ING. Ông Hùng (1), tài xế, đón tôi tại sân bay Tân Sơn Nhất tối qua và chở chúng tôi đến khách sạn.
Pasje đưa tôi tách cà phê với nụ cười ái ngại. Anh biết tỏng là tôi ghét dậy sớm như thế nào. Đó là chưa kể chuyện bị lệch múi giờ. Năm giờ sáng? Nghĩ sao vậy chứ?
Khi chúng tôi đến sảnh khách sạn, ông Hùng đã có mặt ở đó, đúng giờ và kiên nhẫn. Pasje vỗ vai ông Hùng thân mật. Thật lạ khi thấy Pasje rất thoải mái trong một môi trường hoàn toàn xa lạ với tôi. Trông Pasje cứ như đang ở nhà, và chuyện tôi có mặt ở VN hình như không liên quan gì đến sự thoải mái của anh. Nó làm tôi cảm thấy lạc lõng. Tôi đang ghen chăng?
Cuối cùng thì chúng tôi cũng lên đường, từ một sân bay kiểu thập niên 1960. Khi chúng tôi dừng trước cửa máy bay, tim tôi như ngừng đập. Không thể tin được là nó lại nhỏ như vậy.
- Em không vào đâu! Tôi kêu lên với Pasje, thảng thốt. Không thể nào em vào được. Anh biết mà!
Trái lại, Pasje rõ ràng là đã tiên liệu được phản ứng của tôi:
- Anh biết rồi. Nhưng anh biết là em làm được mà. Đây là cách duy nhất để đi tới đó.
- Anh nói vậy là sao, cách duy nhất à? Tại sao không đi xe?
- Rừng còn dày đặc và đường sá thì xấu lắm. Đi tới đó phải mất vài ngày. Đi bằng xe thì lúc đến được đó mình phải quay về ngay. Nghe anh đi mà!
“Thôi để em cố”, tôi trả lời. Buộc mình leo từng bước lên cửa sau máy bay, tôi bước vào. Suýt chút nữa là đầu tôi đã đụng trần máy bay. Tôi quay đầu lại ngay lập tức. “Cho em ra khỏi đây”, tôi nói như van nài với Pasje. Anh bước tới chặn tôi lại. Tôi thực sự hoảng sợ và đấm thùi thụi vào ngực Pasje bằng cả hai tay. “Anh nghe em, em không đi được đâu!”, tôi nói. Pasje siết chặt tay tôi và buộc tôi nhìn thẳng vào mắt anh: “Em làm được, anh biết em làm được. Chỉ cần một chút thôi, 20 phút thôi. Cho anh, cho cả chúng ta”.
Sợ chết khiếp nhưng tôi buộc mình phải quay trở lại máy bay. Không ngờ nó lại nhỏ như vậy. Tim đập thình thịch như muốn văng ra khỏi ngực, tôi rón rén theo Pasje đến ngồi ở hàng ghế thứ 3. Có 15 hàng cả thảy. Tôi ngồi cạnh lối đi. Trong máy bay chật đến nỗi nếu muốn, tôi có thể chạm vào hành khách cũng ngồi dọc lối đi bên cạnh. Tôi có thể đụng trần máy bay mà không cần duỗi thẳng tay. Đầu gối tôi thì đã chạm vào hàng ghế màu xanh phía trước. Pasje thắt dây an toàn, giống như cách ngồi trên xe hơi. Tôi không thèm làm. Ngột ngạt nhiêu đó đủ rồi. Cuối cùng thì máy bay cũng chuẩn bị cất cánh.
Thời gian cứ rờn rợn trôi qua. 20 phút rồi, chưa có dấu hiệu gì cho thấy máy bay sắp hạ cánh.
- Sao chưa hạ cánh? - tôi hỏi cô tiếp viên.
- Bởi vì thời gian bay là 55 phút, thưa cô. Cô tiếp viên trả lời với nụ cười thường trực. Tôi quay sang Pasje, anh đang cố tình lảng tránh ánh nhìn của tôi.
- Anh biết đó là cách duy nhất để em chịu lên máy bay. Pasje nói, giọng thành khẩn và hối lỗi.
Tôi muốn đứng bật dậy nhưng nhận ra làm vậy chỉ tổ bị đụng đầu. Không còn chỗ nào để mà đi, ngoài cái toilet thậm chí còn bé hơn chỗ ngồi này. Tôi nhìn đồng hồ. Tim lại đập thình thịch tới tận mang tai. Pasje xoa cánh tay tôi, nhưng tôi gạt phắt ra.
- Sao anh làm vậy với em? Tôi nói qua kẽ răng. Anh gạt em!
Nói xong tôi chỉ còn biết tập trung vào chiếc đồng hồ. Và tiếng động cơ gầm gừ.
49 phút rồi. Còn 6 phút nữa. Tôi nhìn đồng hồ liên tục. Bỗng thình lình có sự chấn động mạnh và chúng tôi như bị hút xuống. Hút xuống rất nhanh. Giờ thì Pasje đã chịu nhìn thẳng vào mắt tôi:
- Anh không thích như thế này chút nào. Pasje nói đầy căng thẳng.
- Dĩ nhiên rồi, cái thứ đồ chơi nhỏ xíu như thế này thì khi rơi phải như vậy chứ. Tôi trả lời. Rồi tôi nhẹ nhàng trấn an, khi nhìn thấy ánh sợ rất rõ trong mắt Pasje.
- Chỉ là do đi vào vùng nhiễu động thôi, anh đừng lo!
Máy bay lại va chạm mạnh vào một cái gì đó thêm lần nữa và rơi nhanh hơn. Nhiều người hét lên. Pasje bấu lấy tay tôi. Tôi cũng nắm chặt tay anh.
Bóng đen bao trùm.


Chủ Nhật, 27 tháng 7, 2014

Vấn nạn bức cung nhục hình ở VN


Luật sư Ngô Ngọc Trai
Bài tham gia Diễn đàn BBC Tiếng Việt
Cập nhật: 10:57 GMT - chủ nhật, 27 tháng 7, 2014



Ông Nguyễn Thanh Chấn đã phải chịu oan ức trong nhiều năm

Trong vụ án oan của ông Nguyễn Thanh Chấn, ông này đã phải khai nhận một tội mà mình không hề phạm. Vậy ông Chấn có phải đã bị bức cung nhục hình hay không, và có câu hỏi là lấy đâu ra chứng cứ chứng minh hành vi bức cung nhục hình?


Quy định của luật
Hiện chưa có con số thống kê cụ thể nhưng có thể hình dung số lượng các vụ án có tình trạng bức cung nhục hình ở Việt Nam là vô cùng lớn. Số trường hợp bị nhục hình thì không dám chắc nhưng nạn bức cung có khả năng xảy ra ở 100% các vụ án.

Vấn nạn bức cung phổ biến lớn rộng như thế không phải do một vài sai phạm nghiệp vụ mà nó có nguyên nhân từ chính sự cho phép của luật. Điều này có vẻ vô lý, luật nào cho phép được bức cung? Nhưng sự thực đúng là như thế.
Bộ Luật Tố tụng Hình sự đã quy định nghiêm cấm mọi hình thức truy bức nhục hình, tức là chỉ chấp nhận những lời khai tự nguyện. Nếu bị cáo không tự nguyện khai báo thì thôi, không được sử dụng bất kỳ thủ pháp nghiệp vụ nào buộc người ta phải khai, vì luật cấm mọi hình thức truy bức.
Nhưng Bộ Luật Hình sự lại có điều luật xử phạt tù đối với hành vi từ chối khai báo, theo đó Điều 308 quy định về tội từ chối khai báo đã viết rằng: "Người nào từ chối khai báo hoặc trốn tránh việc khai báo mà không có lý do chính đáng thì có thể bị phạt tù từ ba tháng đến một năm".
Lý do chính đáng ở đây là gì? Để tự bảo vệ tính mệnh và tự do của mình có phải là một lý do chính đáng không? Trường hợp nào mà bị cáo chẳng có lý do chính đáng là tự bảo vệ mình? Như thế thì trường hợp nào bị cáo cũng phải có quyền từ chối khai báo chứ?
Tại sao bị cáo lại phải nói ra những điều mà nó chính là chứng cứ để người ta kết tội lại mình? Có ai là người tự nguyện trong việc này?
Dọa nạt bỏ tù người ta nếu không chịu tự nguyện khai báo, đó chẳng phải là một hình thức bức cung thì là gì?
Như thế, chính quy định của luật đã tạo ra tình trạng bức cung nhục hình. Quy định như thế đã tạo cho điều tra viên tính hợp pháp về mặt luật pháp để bức cung, và giải thoát cho họ mặc cảm tội lỗi về mặt đạo đức nếu có. Và đó là lý do vì sao vấn nạn bức cung phổ biến ở hầu như 100% các vụ án.


Vấn đề của năng lực


Bí cáo Dương Chí Dũng cũng từng tố cáo trước Tòa mình bị bức cung

Quy định của luật lệch lạc như thế không phải nhà làm luật không biết, mà họ có lý do để duy trì điểm mâu thuẫn vô lý đó.
Sự vô lý của luật thực ra là hệ quả phản ánh thực tế năng lực thực thi pháp luật của hệ thống tư pháp Việt Nam. Về mặt nghiệp vụ nếu không buộc được bị can khai báo thì điều tra viên không có đủ khả năng để xét đoán sự việc và điều tra nghi phạm.
Hoạt động điều tra là lần theo manh mối dấu vết tội phạm, mà muốn làm được điều này thì phải có khả năng xét đoán, ngoài ra cần có trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ cho công tác điều tra.
Nhưng ở Việt Nam thì cả hai vấn đề này đều thiếu, điều tra viên thì kém năng lực, thế mạnh chủ yếu dựa vào việc áp chế người khác, thể hiện qua việc bắt bớ giam cầm, bức cung nhục hình buộc phải khai nhận. Về mặt trang thiết bị máy móc thì có lẽ cũng còn thiếu sự đầu tư nhất định.
Vì tình hình thực tế như vậy cho nên khi soạn luật người ta đã lần lựa đưa vào hay bỏ ra các quy định như thế nào để phù hợp với năng lực thực tế của cơ quan điều tra.
Tức là nhà làm luật đã không được tự do thoải mái đứng hẳn về phía các chế định pháp lý văn minh tiến bộ.
Hệ quả là có những quy định luật mang tính nửa vời, vừa tỏ ra tiến bộ, nhưng xét kỹ lại là lổng hổng.

Tại sao luật không quy định bị cáo được quyền giữ im lặng và chỉ đồng ý khai báo khi có sự tham gia của luật sư bào chữa, như vậy sẽ đảm bảo tiệt nọc tình trạng bức cung nhục hình? Mà lại chỉ quy định nghiêm cấm mọi hình thức truy bức nhục hình, trong khi cả hai lối quy định cũng chỉ nhằm một mục đích là đảm bảo những lời khai phải là tự nguyện?

Thứ Sáu, 4 tháng 7, 2014

Người bị hàm oan đã chết, gia đình người bị oan quì lạy Tòa xin hai chữ “ công tâm”…

Hậu vụ án oan cách đây hơn 3 thập kỉ ở Gia Lai : Người bị hàm oan đã chết, gia đình người bị oan quì lạy Tòa xin hai chữ “ công tâm”…

(Pháp lý) – Hơn 30 năm trời ròng rã ngược xuôi đi kêu cứu khắp nơi,  từ địa phương đến các cơ quan tư pháp ở Trung ương, năm 2011, gia đình ông Phùng Văn Cung đã được Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng tổ chức xin lỗi công khai vì đã xử oan đối với ông Cung. Ông Cung giờ đã nằm dưới mồ sâu mang theo nỗi oan khuất.

Hình ảnh bà Oanh quì lạy cán bộ , xin xét xử bồi thường khách quan, công tâm.

Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2014

Tượng đá trên đảo Phục Sinh: Ngày càng bí hiểm

Sau 12 năm khai quật, các nhà khoa học đã phát hiện ra những tượng đá nguyên khối trên đảo Phục Sinh ở Thái Bình Dương, thuộc Chile không chỉ có đầu nổi trên mặt đất mà còn có phần cơ thể chìm sâu dưới lòng đất. Nếu căn cứ vào kích thước đầu, có thể ước tính kích thước cơ thể các thần tượng rất lớn mà hiện nay các nhà khoa học chưa đào sâu xuống để khám phá. Những thông tin mới này làm sự bí hiểm của 150 đầu tượng đá càng thêm bí hiểm.
Есть ли у голов на острове Пасхи ноги? загадки, природы

Thứ Năm, 19 tháng 6, 2014

mùa vải chín

xem thêm
Hàng nghìn xe chở vải làm ùn tắc quốc lộ

Hình ảnh vải Lục Ngạn như chợ hoa đào xôn xao cộng đồng mạng
Sau khi báo chí đăng tải những hình ảnh hàng nghìn xe thồ vải gây tắc nghẽn quốc lộ, rất nhiều tác phẩm được chia sẻ trên mạng cùng với những lo lắng cho người nông dân.


Chợ Kép, thị trấn Chũ, xã Phượng Sơn... tại Lục Ngạn (Bắc Giang) là những vựa vải lớn nhất cả nước. Mỗi dịp tháng 6 hàng năm, hàng nghìn chủ vườn chở hàng tới bán khiến cho khu vực này đông nghịt người.


Hình ảnh này của tác giả Vũ Minh Quân sau khi chụp và đăng lên mạng xã hội Facebook đã có hàng trăm lượt thích và chia sẻ.


Nhiều người cho rằng gam màu đỏ rực của bức ảnh giống không khí chợ hoa đào ngày Tết. "Không thể tin nổi vải lại nhiều thế, vải được mùa thì lại mất giá, khổ nông dân thôi" là một trong những bình luận trên mạng.

"Độc quyền" đăng công bố thông tin doanh nghiệp!

Lê Hoàng
Thứ Tư,  18/6/2014, 17:25 (GMT+7)
Phóng to 

Thu nhỏ 

Add to Favorites 

In bài 

Gửi cho bạn bè
Hình trang web Cổng TT ĐKDNQG

(TBKTSG - Online) - Nhiều doanh nghiệp tại TPHCM đang bức xúc với quy định bắt buộc đăng bố cáo thông tin thành lập doanh nghiệp hoặc thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, giải thể doanh nghiệp,... chỉ duy nhất tại một kênh là Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia (Cổng TT ĐKDNQG) với mức phí là 300.000 đồng/lần/doanh nghiệp.

Trước bức xúc này của doanh nghiệp, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online liên lạc với Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM và được một Phó giám đốc của sở xác nhận là có quy định này và đã được sở áp dụng từ cuối năm 2013, chậm hơn so với hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư là giữa tháng 4-2013 (pv).
Theo vị Phó giám đốc này, có ba cách để doanh nghiệp đăng bố cáo thông tin thành lập hoặc thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh,... trên Cổng TT ĐKDNQG. Cách thứ nhất là trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh mà cụ thể là tại Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM.
Trường hợp nếu không thông qua sở, doanh nghiệp cũng có thể đăng thông tin trực tiếp tại Trung tâm Hỗ trợ nghiệp vụ đăng ký kinh doanh thuộc Cục Quản lý đăng ký kinh doanh. Hoặc thông qua Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia tại www.dangkykinhdoanh.gov.vn; doanh nghiệp cũng có thể đăng bố cáo thông tin.
Vị này cho rằng khoản phí 300.000 đồng/lượt đăng này của mỗi doanh nghiệp là quy định của Bộ Tài chính, Phòng đăng ký kinh doanh của sở chỉ làm với nhiệm vụ "thu hộ" cho Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, không phải là nguồn thu của sở.
Và tất cả những quy định này được nêu tại Điều 8c Nghị định số 05/2012/NĐ-CP ngày 9/1/2013 và Thông tư 01/2013/TT-BKHĐT ngày 21-1-2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp.
Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM cũng cho rằng theo hướng dẫn tại Thông tư 01 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì Cổng TT ĐKDNQG hiện là kênh duy nhất để doanh nghiệp đăng bố cáo thông tin thành lập doanh nghiệp hoặc thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh hiện nay, không có đăng ở những kênh khác như báo điện tử hoặc báo giấy như quy định trước đây.
Theo hướng dẫn của Sở Kế hoạch và Đầu tư, tại khoản 1, điều 55 của Thông tư 01 và tại Điều 8c, Nghị định số 05/2013/NĐ-CP có nêu rõ: "Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thành lập hoặc đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải đăng tải nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia theo quy định tại Điều 28 Luật Doanh nghiệp và tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 05/2013/NĐ-CP".
Tuy nhiên, khi xem lại chính Điều 28 trong Luật Doanh nghiệp 2005 thì lại quy định: "Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải đăng trên mạng thông tin doanh nghiệp của cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc một trong các loại báo viết hoặc báo điện tử trong ba số liên tiếp về các nội dung chủ yếu...".
Như vậy, Điều 28 lại quy định những doanh nghiệp thuộc diện nói trên thì được chọn một trong ba kênh thông tin để công bố nội dung đăng ký kinh doanh (gồm báo viết, báo điện tử và mạng thông tin doanh nghiệp của cơ quan đăng ký kinh doanh thuộc - Cổng TT ĐKDNQG).